Nội Thất Nhà Bếp

Phòng bếp là không gian quan trọng trong thiết kế kiến trúc của ngôi nhà bởi đây là nơi các chị em nội trợ trổ tài, đem đến những bữa cơm sum vầy. Việc bố trí, sắp xếp nội thất phòng bếp cần đảm bảo sự tiện nghi, ấm cúng để mang đến không gian nấu nướng lý tưởng và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà. Cùng Passion Design tham khảo ngay một số mẫu thiết kế nội thất nhà bếp đẹp, hiện đại, sang trọng trong bài viết dưới đây!

Thiết kế bếp với không gian mở

Nhà bếp không gian mở được thiết kế theo cách mở rộng nối liền với các không gian khác trong nhà như phòng khách hay khoảng không sân vườn. Nhờ đó mà căn phòng bếp luôn có cảm giác thông thoáng, tránh sự bí bách, hạn chế ám mùi thức ăn. Ngoài ra, phòng bếp mở còn giúp tăng diện tích phòng, tạo chiều sâu và dễ dàng mở rộng tầm nhìn tổng thể cho căn nhà. Cuối cùng nhà bếp không gian mở giúp mọi thành viên trong gia đình kết nối, tương tác, trò chuyện với nhau một cách dễ dàng hơn.

Lựa chọn màu sắc phù hợp

Khi thiết kế nội thất cho nhà bếp, việc lựa chọn tông màu chủ đạo là một yếu tố quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ của căn phòng. Theo đó, màu sắc sử dụng sẽ được quyết định dựa trên phong cách gia chủ theo đuổi cũng như diện tích phòng bếp. Nếu bạn muốn một căn bếp mang lại sự ấm áp, sang trọng thì hãy lựa chọn các tông màu ấm, nhẹ nhàng như màu be, nâu kết hợp với vàng nhạt. Còn các gam màu đơn sắc như đen, trắng, xám cùng các màu xanh navy, xanh lục bảo sẽ khiến không gian trở nên hiện đại, tối tân hơn. Ngoài ra, với những căn bếp có diện tích nhỏ, bạn có thể sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo để tạo hiệu ứng đánh lừa thị giác giúp căn phòng có cảm giác rộng rãi hơn.

Việc lựa chọn màu sắc là vấn đề tiên quyết cần lưu ý khi thiết kế nội thất cho nhà bếp. Cách sử dụng màu sắc khác nhau sẽ đem lại cảm xúc cho người nhìn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng. Gam màu được sử dụng nhiều hiện nay là các tone màu tối giúp căn bếp che dấu được vết bẩn khi nấu nướng. Mặt khác, các tông màu sáng lại có tác dụng đem lại một không gian rộng rãi, thông thoáng hơn.

Bố trí nguồn ánh sáng khoa học

Hãy ưu tiên bố trí khu vực tủ bếp gần cửa sổ để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên giúp đem lại một không gian nấu nướng sáng sủa, thuận tiện.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đèn LED hắt gắn với tủ bếp giúp cho khu vực nấu nướng luôn sáng sủa, đảm bảo thuận tiện trong mọi thao tác.

Ngoài ra, tùy theo sở thích mà có thể lắp đặt thêm đèn chùm thả trần hay đèn gắn tường với ánh sáng vàng cho khu vực bàn ghế ăn giúp tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi, gắn kết các thành viên trong gia đình.

Bài trí phòng bếp theo nguyên tắc tam giác

Bố trí đồ dùng, vật dụng trong nhà bếp theo quy tắc tam giác là việc sắp đặt 3 khu vực chính của một căn phòng bếp là bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh ở các vị trí tạo thành một hình tam giác. Tam giác bếp giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, dễ dàng sử dụng các thiết bị khi nấu nướng cũng như thuận tiện hơn khi lấy đồ đạc, vật dụng trong tủ chạn. Một số quy tắc cần lưu ý khi thiết kế tam giác bếp như sau:

  • Mỗi cạnh của tam giác nên có độ dài nằm trong khoảng 1.1m-2.6m.
  • Tổng chiều dài của 3 cạnh trong tam giác không quá 8m và không ít hơn 4m
  • Không có đồ vật nào cắt vào cạnh tam giác lớn hơn 30cm.
  • Đảm bảo khoảng không trong tam giác thông thoáng để tiện di chuyển
  • Vị trí bếp nấu cách chậu rửa chén bát tối thiểu 60cm.
  • 2 bếp cách xa nhau ít nhất là 30cm để tay cầm không đụng nhau.
  • Máy rửa chén bát nên đặt tại gần chậu rửa để thuận lợi sử dụng.

Chất liệu đồ nội thất phòng bếp

Trong vài năm trước, do điều kiện kinh tế của mọi người thường không quá dư giả nên các chất liệu cho nhà bếp thường là gỗ công nghiệp MDF hay gỗ HDF phủ Acrylic. Tuy nhiên với xu hướng hiện đại đang dần đơn giản hóa mọi thứ, vì thế các chất liệu từ thiên nhiên như gỗ tự nhiên, tre, đá, mây, nứa, … được ưa chuộng hơn cả. Điều này vừa đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ mà lại hạn chế việc phải sửa chữa, cải tạo lại thường xuyên cho căn bếp.

 

 

Ốp sàn nhà bếp

Khi chế biến nguyên liệu thực phẩm, sàn nhà bếp rất dễ dính nước, dễ xảy ra hiện tượng trơn trượt, nếu không cẩn thận có thể gây ra tai nạn cho người sử dụng. Do đó việc ốp sàn cho nhà bếp cũng nên được chú trọng để đảm bảo an toàn. Theo đó, vật liệu được nhiều người sử dụng nhất để lát sàn phòng bếp là gỗ bởi ưu điểm bền, chắc, chịu va đập, chống ẩm, chống trơn trượt tốt. Ngoài ra, các loại gạch men hay nhựa PVC giả gỗ cũng được ửa chuộng nhờ chi phí rẻ mà đa dạng mẫu mã cũng như vẫn đảm bảo khả năng chống ẩm, hạn chế trơn trượt.